Đau lưng mỏi cổ cảnh báo bệnh gì
Đau lưng, mỏi cổ âm ỉ, không chỉ là tình trạng đau nhức thông thường mà có thể đây là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý thoái hoá cột sống nguy hiểm. Nếu không phát hiện sớm, điều trị kịp thời bệnh có thể biến chứng khó lường thậm chí tàn phế.
Theo thời gian, lớp sụn khớp giữa đốt sống bị mòn dần các đầu xương ma sát trực tiếp với nhau khiến cột sống thoái hoá
- Thoái hoá cột sống xảy ra khi nào?
Được cấu tạo từ tế bào sụn, và các chất căn bản chủ yếu là nước, proteoglycan và sợi collagen, sụn khớp đóng vai trò như bộ giảm xóc giúp bảo vệ, giảm ma sát giữa các khớp xương trong cơ thể.
Tuy nhiên, theo thời gian tuổi tác, lớp sụn khớp nằm giữa các đốt sống bị mòn dần, các đầu xương đốt sống ma sát trực tiếp với nhau khi cơ thể vận động, dẫn đến thoái hoá cột sống, cùng tình trạng viêm, sưng bao hoạt dịch khớp và khô khớp do dịch khớp tiết ra bị hạn chế.
Bên cạnh đó, sự ma sát của các đầu xương còn góp phần hình thành gai xương. Gai xương phát triển quá mức lại tiếp tục cọ xát ảnh hưởng đến xương đốt sống, rễ thần kinh và các mô mềm xung quanh.
Thoái hoá cột sống đặc trưng bởi cơn đau cột sống âm ỉ mang tính chất cơ học
- Triệu chứng thoái hoá cột sống
Bệnh lý thoái hoá cột sống đặc trưng bởi cơn đau cột sống âm ỉ, mang tính chất cơ học, đau nhiều hơn khi vận động, nhất là khi thực hiện những động tác như vặn người, cúi người sâu, nâng vật nặng…, giảm khi nghỉ ngơi. Khu vực có đốt sống bị viêm có thể sưng đau và mềm, ấm khi sờ vào…
Bên cạnh đó, người bệnh thoái hoá cột sống khi ngủ dậy thường sẽ cảm thấy cột sống cứng và kém linh hoạt. Ngoài ra, người bệnh có thể nghe tiếng “lạo xạo, lục cục” mỗi khi cúi người hoặc ưỡn ngực.
Đặc biệt, người bị thoái hoá cột sống tại vị trí khác nhau sẽ có những biểu hiện đau khác nhau. Cụ thể:
- Thoái hoá đốt sống cổ: Bệnh biểu hiện cơn đau nhức, khó chịu ở vùng cổ, vai, lưng trên và lưng giữa. Cơn đau có dấu hiệu có thể lan xuống cánh tay, bàn tay và các ngón tay khi bệnh tăng nặng.
- Thoái hóa đốt sống ngực: Cơn đau bắt đầu ở vùng lưng giữa và có thể lan đến vùng cổ – vai, cánh tay, khi người bệnh chúi người về trước hoặc thực hiện động tác gập người.
- Thoái hóa cột sống thắt lưng: Cơn đau khởi phát ở vùng lưng dưới, mông, bẹn và sau đùi. Cơn đau có thể chuyển đến vị trí bắp chân, cẳng chân và cả bàn chân nếu không được điều trị kịp thời.

thoai hoa cot song co
Nếu không phát hiện điều trị kịp thời thoái hoá cột sống sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tàn phế
- Biến chứng
Mặc dù phần lớn thoái hoá cột sống xuất phát từ nguyên nhân tuổi tác, tuy nhiên chấn thương, công việc lao động tay chân nặng nhọc, di truyền, béo phì, tiền sử mắc các bệnh xương khớp đặc biệt là viêm khớp dạng thấp,… điều là các yếu tố thúc đẩy thoái hoá cột sống phát triển nhanh chóng.
Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, thoái hoá cột sống sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, khó lường như:
- Tê Yếu tay chân
- Teo cơ
- Rối loạn cơ vòng gây đại tiện và/hoặc tiểu tiện không tự chủ, thậm tàn phế nếu bệnh chuyển nặng.
Bệnh nhân điều trị thoái hoá cột sống ở phòng khám Đức Hoà
- Phương pháp điều trị
Theo các chuyên gia, vì liên quan đến quá trình lão hoá tự nhiên của cơ thể nên hiện vẫn chưa có phương pháp chữa trị khỏi hoàn toàn 100% thoái hoá khớp. Nên phác đồ điều trị thoái hóa khớp tập trung chủ yếu vào việc giảm đau, cải thiện vận động, làm chậm quá trình thoái hoá khớp của cơ thể.
Do đó, tại phòng khám Đức Hoà các phương pháp vật lý trị liệu không can thiệp xâm lấn, không sử dụng thuốc, không tác dụng phụ như: Trị liệu thần kinh cột sống – Chiropractic; Siêu âm trị liệu; Dòng điện trị liệu; Thấu nhiệt sóng ngắn; Sóng ngắn shockwave,… luôn là ưu tiên hàng đầu trong điều trị thoái hóa khớp.
Phòng khám Vật lý trị liệu Đức Hòa với thiết bị hiện đại được nâng cấp định kì giúp mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất cho quý bệnh nhân gần xa
- Phòng ngừa thoái hoá cột sống
Chúng ta hoàn toàn có thể ngăn ngừa, làm chậm quá trình lão hoá cột sống bằng cách:
- Khám sức khỏe xương khớp định kỳ để phát hiện sớm các bất thường ở lưng và cổ
- Sinh hoạt, làm việc, nghỉ ngơi đúng tư thế, tránh thực hiện các hoạt động phải dùng sức
- Chế độ dinh dưỡng cân bằng, bổ sung đầy đủ các thực phẩm, vitamin, canxi,… tốt cho hệ xương khớp
- Luyện tập thể dục thể thao với cường độ hợp lý, tập chung vào các bài tập tăng cường sức dẻo dai cho xương khớp.
Thoái hoá cột sống không chỉ là căn bệnh của tuổi già, nếu không phát hiện điều trị kịp thời sẽ để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng. Trang bị cho mình kiến thức về bệnh lý thoái hoá cột sống, sẽ giúp bản thân chủ động hơn trong việc phòng ngừa hạn chế nguy cơ bệnh biến chứng nặng hơn.
Mọi thông tin thắc mắc về bệnh thoái hoá cột sống, quý khách hàng vui lòng liên hệ:
Hotline: 0941 53 65 65 hoặc
Website: https://phongkhamduchoa.com/