Điều trị chấn thương thể thao | Phòng khám Đức Hòa Cần Thơ
Chấn thương luôn là nỗi ám ảnh đáng sợ đối mọi vận động viên kể cả chuyên nghiệp lẫn người chơi thể thao không chuyên. Chấn thương thể thao ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tinh thần thậm là cả sự nghiệp tương lai của một vận động viên. Vậy trong trường hợp chấn thương thể thao, có thể điều trị bằng các phương pháp nào?
- Chấn thương thể thao là gì?
Chấn thương thể thao là tình trạng cơ thể gặp phải các tổn thương liên quan đến hệ thống xương, cơ, khớp và các mô sụn, dây chằng như: Gãy xương, bong gân, đứt dây chằng, trật khớp, căng cơ,… trong quá trình luyện tập, thi đấu thể thao.
Khác với các chấn thương trong lao động sinh hoạt thường ngày Chấn thương thể thao thường liên quan đến các nhân tố thể dục thể thao như: chương trình cường độ huấn luyện, bề mặt sân bãi,… và thường xảy ra đối với các vận động viên thi đấu chuyên nghiệp, người chơi thể thao nghiệp dư, người tập thể hình, gymer,…
Khuỷu tay là bộ phận thường bị chấn thương khi chơi các môn thể thao
- Các nguyên nhân gây chấn thương thể thao
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chấn thương trong luyện tập, thi đấu thể thao. Trong đó có thể kể đến các nguyên nhân phổ biến như:
- Khởi động trước trận đấu không đạt yêu cầu
- Phương pháp luyện tập không phù hợp, cường độ luyện tập dày đặc, quá sức chịu đựng của cơ thể
- Yếu cơ, gân, dây chằng
- Vận động viên có bệnh nền
- Sân bãi, phòng tập không đạt chuẩn, không đủ các dụng cụ bảo hộ như: niềng bảo vệ răng miệng trong quyền anh, mặt nạ bảo hộ trong đấu kiếm, giáp ống đồng trong bóng đá,…
- Thiếu linh hoạt trong xử lý các tình huống thể thao bất ngờ
- Tâm lý vận động viên căng thẳng, mất ngủ, dinh dưỡng khẩu phần ăn không đảm bảo,…
- Chấn thương thể thao thường gặp
Dù không hề mong muốn và luôn cẩn thận trong quá trình luyện tập chơi thể thao thì các vận động viên chuyên nghiệp lẫn bán chuyên ít nhiều vẫn sẽ gặp phải các chấn thương. Bao gồm:
3.1. Bong gân
Bong gân là sự tổn thương của bao khớp, chủ yếu là chấn thương tại các dây chằng do thực hiện một số động tác quá mạnh như ngã, trượt chân, dây chằng bị kéo căng quá mức trong quá trình vận động thể dục thể thao. Những khớp dễ bị tác động dẫn đến bong gân bao gồm: cổ tay, cổ chân, đầu gối,…
Một người bị bong gân cơ thể sẽ xuất hiện các tình trạng như:
- Vị trí bong gân sưng tím
- Cảm giác đau nhói lên như điện giật và nhanh chóng cảm thấy tê. Khoảng 1 tiếng sau cơn đau mới xuất hiện tiếp
- Bong gân ở cổ tay người bệnh không thể cầm nắm như bình thường và hạn chế đi lại trong trường hợp bong gân ở mắt cá, đầu gối,…
Khi bị bong gân việc đầu tiên người bệnh nên làm là ngừng vận động và chườm đá lạnh cố định vết thương bằng băng gạc y tế nếu có.
3.2. Trật khớp
Các trường hợp té ngã, va chạm mạnh, đổi hướng di chuyển đột ngột trong quá trình chơi thể thao rất dễ khiến các mặt khớp trong cơ thể bị lệch đi so với nhau gây hiện tượng trật khớp. Trong đó khớp cổ chân, khớp vai, khớp cổ tay, là những vị trí dễ trật nhất.
So với bong gân, trật khớp thường có biểu hiện nặng hơn như:
- Bầm tím vùng xung quanh khớp
- Khớp sưng to, nhìn rõ sự biến dạng
- Đau nhiều, tê bì tay chân, cảm giác râm ran như kiến bò xung quanh vùng đau lan xuống tay, chân
- Không thể co duỗi vận động các khớp ngay được
Đối với chấn thương thể thao trật khớp để sơ cứu ban đầu bạn cần chú ý cố định vị trí khớp bị trật đeo băng treo cẳng tay vào cổ khi bị trật khớp vai, cố định 2 nẹp có độn bông vào tay khi khớp khủy bị trật,… nhằm tránh đụng chạm khiến khớp lệch càng nhiều.
3.3. Căng cơ
Căng cơ trong chấn thương thể thao là tình trạng các thớ cơ căng, giản, hoặc xoắn vặn vượt mức chịu đựng bình thường của cơ thể do luyện tập các bài tập ở cường độ cao cùng tần suất liên tục hoặc chuyển động mạnh lặp đi lặp lại ở một vị trí cơ. Đặc biệt các trường hợp căng cơ nguy hiểm có thể gây rách cơ thậm chí dẫn đến tàn phế.
Các biểu hiện khi vận động viên bị căng cơ:
- Chuột rút
- Đau nhói khi vận động hoặc kể cả khi cơ thể nghỉ ngơi, ngừng vận động
- Vùng cơ bị tổn thương có dấu hiệu sưng, bầm đỏ
Đối với trường hợp chấn thương thể thao căng cơ nhẹ, người bệnh có thể tự sơ cứu bằng cách tạm ngưng vận động ngồi nghỉ ngơi lập tức sau đó có thể chườm đá hoặc chườm nóng tại vùng cơ đau, sau đó xoa bóp nhẹ nhàng vùng cơ tổn thương.
3.4. Chấn thương đầu gối, vai, cánh tay, khủy tay
Trong quá trình tham gia chơi thể thao việc chấn thương đầu gối, vai, cánh tay, khủy tay là việc hết sức bình thường, nhất là đối với các môn thể thao sử dụng tay nhiều như: cầu lông, quần vợt, bóng chuyền, cũng như bóng đá,…
Điều quan trọng trong chấn thương đầu gối, vai, cánh tay, khủy tay là cố định vị trí xương bị thương nhằm hạn chế vết thương bị đụng chạm. Các bạn luy ý nhé.
3.5. Gãy xương
Trong khi luyện tập, tham gia thi đấu cạnh tranh những va chạm mạnh bất ngờ xảy ra khiến lực gián tiếp thậm chí trực tiếp bẻ cong hoặc vặn xoắn xương đột ngột. Xương ở cẳng tay, cẳng chân và bàn chân là những vị trí trên cơ thể hay gãy nhất
Gãy xương vô cùng nguy hiểm có thể gây biến chứng tàn phế. Vì vậy khi xác định xương gãy người bệnh nằm im, tuyệt đối không di chuyển, cố định vết thương bằng gạc y tế hoặc nẹp (nếu có) đừng quên dùng kéo cắt/xé bỏ vị trí quần áo quanh vết thương và gọi ngay phòng khám Đức Hòa để được hỗ trợ ngay nhé.
3.6. Viêm cân gan chân
Là tình trạng dây chằng Plantar bị tổn thương và dẫn đến cứng khớp và đau gót chân mỗi sáng. Người bệnh sẽ cảm thấy cơn đau gót chân kéo dài âm ĩ đặc biệt là vào buổi sáng khi ngủ dậy cùng với đó là gan bàn chân bị sưng tấy.
3.7. Viêm gót chân
Những hoạt động thể thao liên tục đòi hỏi mức vận động vô cùng cao như chạy, nhảy xa,…sẽ khiến người bệnh viêm đau gót chân. Dấu hiệu nhận biết bệnh nhân bị của viêm gót là:
- Đau nhẹ ở phía gót chân sau khi vận động chạy bộ
- Đau lan rộng đến mắt cá chân
- Sưng tấy, phù nề ở gót chân,..
Bệnh nhân điều trị vật lý trị liệu tại Phòng khám VLTL Đức Hoà
- Vật lý trị liệu trong điều trị chấn thương thể thao
Như chúng ta đã biết, việc dùng thuốc đối với các vận động viên luôn được kiểm soát nghiêm ngặt và phải tuân theo quy định của bác sĩ nhằm tránh bị dính doping (sử dụng chất cấm nhằm tăng hiệu suất gian lận trong thi đấu) đặc biệt là thuốc giảm đau kháng viêm. Đồng thời đối với các trường hợp phẫu thuật các vận động viên cần rất nhiều thời gian để phục hồi tiền và hậu phẫu.
Vì vậy đối với các trường hợp chấn thương không nhất thiết phải phẫu thuật thì việc sử dụng vật lý trị liệu kết hợp các thiết bị hiện đại, kỹ thuật y khoa tiên tiến không cần dùng thuốc chính là lựa chọn tối ưu trong điều trị chấn thương thể thao. Cụ thể có thể kể đến một số phương pháp như:
- Chiropractic, trị liệu thần kinh cột sống: sử dụng kỹ thuật nắn chỉnh giúp các khớp xương, đốt sống sai lệch vào đúng vị trí như ban đầu, các cơn đau theo đó sẽ giảm dần và chấm dứt chỉ sau một thời gian ngắn
- Sóng xung kích Shockwave: Hỗ trợ thúc đẩy phục hồi các mô tế bào tổn thương, giảm đau khôi phục khả năng vận động đối với các vận động viên
- Tia laser cường độ cao thế hệ IV: Kích thích tuần hoàn máu, tái tạo lại các mô sụn tổn thương, kích thích cơ chế tự chữa lành nhanh chóng
- Sóng siêu âm: Giúp giảm sưng viêm tại vết thương, giảm đau, giảm áp lực tại các mô, cơ.
Hy vọng với những thông tin về chấn thương thể thao mà chúng tôi tổng hợp sẽ giúp bạn hiểu thêm cũng như biết các cách xử lý ban đầu khi gặp phải các chấn thương thể thao.
Quý khách cần tư vấn thêm thông tin, vui lòng liên hệ hotline: 0941 53 65 65
hoặc Zalo OA: https://oa.zalo.me/pkduchoa để được hỗ trợ