Kiến thức y khoa

Ứng dụng điện xung trong Vật lý trị liệu | Phòng khám Đức Hoà

Điện trị liệu, một phương pháp sử dụng năng lượng điện trong y học, đã được ứng dụng từ thế kỷ 18 để giảm đau và điều trị các rối loạn cơ xương. Điện trị liệu hoạt động bằng cách can thiệp vào các tín hiệu đau trong hệ thần kinh, ức chế chúng để làm dịu cơn đau. Hiện nay, điện trị liệu được áp dụng rộng rãi trong vật lý trị liệu để kiểm soát các hội chứng đau cơ – xương và các rối loạn liên quan, mang lại hiệu quả tích cực trong việc phục hồi chức năng và cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân điều trị các bệnh lý cơ xương khớp.

Lịch sử dòng điện trị liệu

Dòng điện trị liệu xuất hiện khá sớm tại Châu Âu kể từ khi các nhà học giả Hy Lạp đã ghi chép những bằng chứng đầu tiên của điện giảm đau cho thấy họ cảm thấy được gây tê khi đứng tại các hồ nước có Cá Điện (ict hyo electro analgesia). Trường hợp điều trị đầu tiên bằng điện được ghi nhận là của Johann Gottlob Krüger vào năm 1743. 

Về lý thuyết, điện trị liệu là việc sử dụng năng lượng điện như một phương pháp điều trị y tế với mục đích giảm đau. Điện giảm đau được hoạt động dựa trên việc can thiệp vào các dòng điện có tín hiệu đau sau đó ức chế chúng để làm dịu các cơn đau. Điện giảm đau cũng được xem là một phương pháp có thể thay thế thuốc giảm đau, ít gây ra các mối đe dọa sức khỏe khác. Phương pháp này được áp dụng rộng rãi để kiểm soát các hội chứng đau cơ xương và các rối loạn cơ xương khác. 

Có nhiều loại điện trị liệu phổ biến đến từ nhiều hãng sản xuất khác nhau

Các loại điện trị liệu phổ biến

Dòng điện thường được chia thành 2 nhóm theo tác dụng trị liệu như:

Dòng điện có tác dụng kích thích cơ: Bao gồm dòng điện 1 chiều ngắt quãng, dòng Faradic, dòng điện xung hình chữ nhật, xung hình tam giác dòng Kotz và dòng điện xoay chiều đối xứng đặc biệt.

Dòng điện có tác dụng trị đau: Bao gồm dòng điện 1 chiều, dòng diadynamic, dòng trabert, dòng giao thoa, dòng tens.

Công dụng của điện trị liệu

Tác dụng giảm đau, tăng cường tuần hoàn, thư giãn cơ

Các dòng điện xung trị đau có tác dụng kích thích chọn lọc các sợi thần kinh lớn có bao myelin nhóm II, III sẽ gây ức chế thần kinh ở mức độ tủy sống. Tác dụng này sẽ làm ngăn cản sự dẫn truyền cảm giác đau về tủy sống của các sợi thần kinh nhỏ nhóm IV không có bao myelin

Thuyết về sự phóng thích Endorphin: Dưới tác động của dòng điện xung tần số thấp và cường độ cao như dòng Burst TENS có tần số 2 – 5 Hz sẽ kích thích hệ thần kinh trung ương sản xuất ra chất morphin nội sinh có tác dụng trị đau.

Ngoài ra dòng TENS thông thường tần số cao và cường độ thấp lại có tác dụng làm phóng thích morphin nội sinh ở mức độ tủy sống.

Bác sĩ đang thực hiện điện trị liệu cho bệnh nhân tại Phòng khám VLTL Đức Hoà

Quy trình thực hiện điện trị liệu

Các bước chuẩn bị và thực hiện một buổi điện trị liệu

  • Bệnh nhân được đặt trong tư thế thoải mái, vùng điều trị được bộc lộ và vệ sinh sạch sẽ.
  • Chọn lựa 2 điện cực hoặc 4 điện cực phù hợp với kỹ thuật và vùng cần điều trị.
  • Cố định điện cực trên vùng điều trị.
  • Lựa chọn chương trình điều trị hoặc điều chỉnh các thông số phù hợp.
  • Tăng cường độ cho đến khi bệnh nhân có cảm giác rõ rệt hoặc co cơ thấy được.
  • Hết thời gian, kỹ thuật viên tắt máy và tháo điện cực ra khỏi bệnh nhân

Những ai nên và không nên sử dụng điện trị liệu

Dòng điện trị liệu thường được chỉ định cho các bệnh nhân sau:

  1.   Người bị đau hệ cơ – xương – khớp và thần kinh.
  2.   Người  sưng phù do tác dụng hấp thu các chất dịch và tăng lưu thông máu.
  3. Người bị tổn thương dây chằng mãn tính.
  4.   Người muốn thư giãn các cơ bị co thắt.
  5.   Người có mối lo về teo cơ do bất động.
  6.   Người bệnh thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống, căng cơ, vẹo cột sống, trượt đốt sống…

Lợi ích và hạn chế của điện trị liệu

Lợi ích của dòng điện trị liệu

  • Giúp giảm đau bằng cách tự nhiên
  • Có thể thay thế thuốc tây
  • Kích thích cơ, phòng chống teo cơ, liệt cơ,..
  • Nhiều dòng điều trị đáp ứng giảm đau cho thần kinh ngoại biên, xuyên da, qua da và kể cả xuyên sọ.

Một số hạn chế của dòng điện trị liệu:

  • Dòng điện có thể gây giật đối với bệnh nhân niềng răng, nối xương, có kim loại bên trong cơ thể.
  • Dòng điện chống chỉ định cho các bệnh nhân bị thuyên tắc tĩnh mạch, các vết thương nhiễm trùng, các loại bướu hoặc khối u ác tính, vùng lưng của phụ nữ mang thai,…
  • Số ít bệnh nhân bị dị ứng với dòng điện Galvanic.