Kiến thức y khoa

Ứng dụng Siêu âm trong Vật lý trị liệu | Phòng khám Đức Hoà

Siêu âm trị liệu là loại sóng lan truyền theo chiều dọc cùng hướng với phương truyền sóng, do những dao động cơ học của vật chất trong môi trường dãn nở, được sử dụng thường xuyên trong vật lý trị liệu để điều trị các tình trạng đau cơ xương khớp. 

Năng lượng sóng âm của siêu âm điều trị có tần số từ 1,0 đến 3,0 MHz, cao hơn ngưỡng trên của thính giác của người.

Lịch sử của siêu âm trị liệu

Các tác động sinh học của siêu âm được ghi nhận sớm nhất tại Hoa Kỳ bởi Langevin vào năm 1917 trên loài cá. Ứng dụng trị liệu bằng siêu âm sau đó được giới thiệu vào năm 1930 ở Đức và Mỹ, mãi đến năm 1947 chứng thực đầu tiên về siêu âm trị liệu cho người mới diễn ra, cụ thể là điều trị co thắt cơ gây đau ở người chơi violin. 

Từ sự kiện này đã khởi xướng phong trào ứng dụng rộng rãi siêu âm trong điều trị lâm sàng. Ngày nay siêu âm được các nhà vật lý trị liệu sử dụng để điều trị các chấn thương như bong gân dây chằng, căng cơ, viêm gân, viêm khớp, viêm cân gan chân, hội chứng chèn ép, viêm bao hoạt dịch, viêm khớp dạng thấp, viêm xương khớp, tổn thương mô mềm,…

Nguyên lý hoạt động của siêu âm

Nguyên lý hoạt động của siêu âm hình thành khi mô tiếp xúc với siêu âm, sóng âm sẽ gây ra rung động vi mô trong mô. Sự rung động này tạo ra năng lượng nhiệt làm tăng lưu lượng máu đến khu vực này. 

Lưu lượng máu tăng lên này gây ra sự gia tăng oxy và các hóa chất cần thiết để chữa lành các mô bị tổn thương. Cùng với việc tăng lưu lượng máu, siêu âm còn có tác dụng bổ sung là tăng tốc độ vận chuyển các hóa chất từ ​​máu vào mô bị tổn thương để hỗ trợ quá trình chữa lành mô. 

Điều này giúp xây dựng các mô mới và cũng giúp đảm bảo sự liên kết thích hợp của các sợi mô để đảm bảo phục hồi toàn bộ sức mạnh và tính linh hoạt. Kết quả cuối cùng là siêu âm giúp cơ thể chữa lành và xây dựng mô mới một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất có thể.

Công dụng của siêu âm trị liệu

Tác dụng giảm đau, tăng cường tái tạo mô, cải thiện tuần hoàn máu

Siêu âm có 3 tác dụng điều trị chính là tác dụng nhiệt, tác dụng cơ học và tác dụng sinh học.

Tác dụng nhiệt

  • Nhiệt được phát sinh khi các mô cơ thể hấp thu năng lượng của sóng siêu âm. có tác dụng:
  • Giãn mạch
  • Tăng tuần hoàn
  • Tăng chuyển hóa và đào thải
  • Tăng khả năng chống viêm

Tác dụng cơ học

  • Giao động của siêu âm gây nên hiện tượng nén dãn trong các tổ chức theo tần số giao động. Tác dụng cơ học của siêu âm còn được gọi là xoa bóp vi thể.
  • Làm mềm các chất kết dính
  • Tăng cung cấp máu cho tổ chức tế bào
  • Giãn cơ lưu thông mạch máu

Tác dụng sinh học

  • Tăng cường tuần hoàn: Tăng nhiệt ở tổ chức làm giãn mạch giúp tăng cường tuần hoàn, giảm trương lực cơ
  • Tăng tính thấm màng: Do hiệu quả rung cơ học làm các chất thấm qua màng dễ dàng hơn có thể làm thay đổi đậm độ ion, làm giảm axit, áp dụng hiệu quả trong các bệnh khớp có tăng axit
  • Giảm đau: Hiệu quả giảm đau một phần do nhiệt, một phần do các cơ chế khác như tác động trực tiếp lên đầu dây thần kinh
  • Làm mềm sơ, sẹo, gân, cơ, bao khớp: Làm mềm và tách sợi các collagen và các chất kết dính

Thực hiện kỹ thuật siêu âm trị liệu cho bệnh nhân điều trị bệnh lý xương khớp tại Phòng khám Vật lý trị liệu Đức Hoà Cần Thơ

Quy trình thực hiện siêu âm trị liệu
Các bước chuẩn bị và thực hiện một buổi siêu âm trị liệu

  • Chuẩn bị dụng cụ
  • Chuẩn bị máy siêu âm, gel siêu âm (hoặc nước nếu siêu âm nước), giường, gối, khăn lau
  • Chuẩn bị bệnh nhân
  • Nằm hoặc ngồi tùy vùng điều trị
  • Bộc lộ vùng điều trị
  • Hướng dẫn bệnh nhân cảm giác nóng ấm vừa phải
  • Tiến hành điều trị
  • Xoa gel siêu âm lên vùng điều trị hoặc đặt vùng điều trị vào nước
  • Đặt đầu dò trực tiếp vào da
  • Chỉnh thông số điều trị thích hợp
  • Di chuyển đầu dò trong quá trình điều trị
  • Điều trị hoàn tất, lau sạch gel trên da bệnh nhân và đầu dò ( Đối với siêu âm nước, nên lau khô phần điều trị và đầu dò)

Chỉ định và chống chỉ định siêu âm trị liệu
Những ai nên và không nên sử dụng siêu âm trị liệu

– Siêu âm trị liệu được chỉ định cho các trường hợp:

  • Chấn thương cơ, xương, khớp và phần mềm sau chấn thương: bầm tím, bong gân sau 48 giờ.
  • Viêm khớp dạng thấp mãn, thoái hóa khớp, viêm bao hoạt dịch, viêm bao gân, viêm cơ, hội chứng ống cổ tay.
  • Đau thần kinh ngoại vi, đau lưng do thoát vị đĩa đệm, do thoái hóa cột sống, do căng cơ…
  • Rối loạn tuần hoàn: Bệnh Raynaud, Buerger, Sudeck, phù nề.

– Chống chỉ định:

  • Không điều trị siêu âm các cơ quan dễ tổn thương: mắt, tim, thai nhi, não, tủy, tinh hoàn.
  • Bệnh lao tiến triển (lao phổi, lao da, lao xương khớp…).
  • Đang chảy máu nội tạng.
  • Bệnh ung thư.
  • Vùng da mất cảm giác nóng, lạnh.
  • Vùng có kim loại trong người.
  • U, viêm tắc tĩnh mạch, viêm nhiễm khuẩn, vị trí đặt máy tạo nhịp tim, đặt stent động mạch vành…
  • Vùng vết thương hở.
  • Bệnh nhân có bệnh ngoài da, bệnh da liễu.
  • Bệnh nhân đang bị cao huyết áp, huyết áp thấp, huyết áp kẹp.
  • Vết thương nguy cơ chảy máu.

Lợi ích và hạn chế của siêu âm trị liệu
Lợi ích

  • Quá trình điều trị không đau, dễ thực hiện, không xâm lấn
  • Không có tác hại nào được ghi nhận của phương pháp siêu âm trị liệu
  • Liệu pháp này sẽ giúp giảm đau cơ thể ở những vùng bị ảnh hưởng
  • Sự ấm lên giữa các mô giúp thúc đẩy quá trình điều trị
  • Tuần hoàn máu được cải thiện
  • Tăng sinh hoạt cơ bắp

Những rủi ro tiềm ẩn của siêu âm trị liệu

  • Có thể xảy ra bỏng bề mặt trên da nếu sử dụng trong thời gian dài. Điều này có thể tránh được bằng sự chuyển động liên tục của đầu dò siêu âm.
  • Siêu âm trị liệu cơ học có thể gây chảy máu trong hoặc để lại sẹo, tùy thuộc vào thời gian tiếp xúc.

Mặc dù khó xảy ra nhưng một “vụ nổ vi mô” có thể xảy ra do siêu âm trị liệu xâm thực, có thể làm hỏng hoạt động của tế bào.